Thủ tục Trợ_lý_trọng_tài_video

Một trọng tài tại Major League Soccer đang xem xét một tình huống bằng màn hình ở ngoài sân

Có 4 kiểu tình huống có thể được xem xét.[2]

Tiêu chuẩn để rút lại quyết định ban đầu của trọng tài là phải có "lỗi rõ ràng".[3]

Quy trình xem xét bắt đầu bằng việc trợ lý trọng tài video và trợ lý tổ trợ lý trọng tài video (assistant video assistant referee - AVAR) xem lại tình huống nghi vấn trên màn hình trong phòng điều khiển video (video operation room - VOR) với sự trợ giúp từ người điều khiển phát lại video. Việc này có thể xuất phát từ yêu cầu của trọng tài hoặc từ sự "kiểm tra" của VAR để xem có nên đưa ra khuyến nghị xem xét lại tình huống với trọng tài chính không. Nếu VAR không tìm thấy gì trong khi kiểm tra thì không cần thiết phải liên lạc với trọng tài. Nếu VAR tin rằng có thể đã có lỗi, họ sẽ liên lạc với trọng tài chính và đưa ra đánh giá này. Trọng tài sau đó có thể: (a) thay đổi quyết định theo lời khuyên của VAR hoặc (b) thực hiện xem xét hình ảnh trên sân (on-field review - OFR) bằng cách di chuyển tới một màn hình bên đường biên dọc, gọi là khu vực xem xét của trọng tài, để xem lại video qua màn hình với sự trợ giúp của trợ lý hoặc (c) giữ nguyên quyết định ban đầu và không thực hiện OFR. Trọng tài được phép dừng trận đấu để rút lại quyết định hay thực hiện OFR, trừ khi một trong hai đội đang có cơ hội tấn công tốt.[2]

Dấu hiệu chính thức cho việc xem xét video là khi trọng tài dùng ngón trỏ vẽ một hình chữ nhật (ám chỉ màn hình). Trọng tài phải ra dấu hiệu này trước bất cứ OFR hay thay đổi quyết định nào. Các cầu thủ yêu cầu xem xét video bằng cách dùng ký hiệu hình chữ nhật quá nhiều có thể bị phạt thẻ vàng. Các cầu thủ bước vào khu vực trọng tài đang thực hiện OFR cũng có thể bị phạt thẻ vàng, và các thành viên ban huấn luyện hai đội nếu làm điều này sẽ được yêu cầu phải ra ngoài.[2]

Các trọng tài, VAR và AVAR cần phải tuân thủ các hướng dẫn khi thực hiện xem xét video. Ví dụ, video chuyển động chậm chỉ nên được dùng cho các lỗi "tiếp xúc", như va chạm hay để bóng chạm tay. Nên sử dụng tốc độ phát thường để quyết định độ nặng của lỗi và liệu tình huống bóng chạm tay có phải cố tình hay không.[4] Khi xem xét các bàn thắng, quyết định thổi phạt đền hay phạt thẻ đỏ khi ngăn chặn một tình huống ghi bàn rõ ràng, trọng tài cần xem xét từ thời điểm bắt đầu "giai đoạn kiểm soát tấn công", tức là từ lúc đội tấn công bắt đầu giành quyền kiểm soát bóng lần đầu hay từ lúc trận đấu được khởi đầu lại.[5] Những tình huống khác chỉ xem xét thời điểm xảy ra tình huống.[4]

VAR sẽ là một trọng tài đang cầm còi hoặc đã nghỉ.[2]

Trợ lý tổ trợ lý trọng tài video

Trợ lý tổ trợ lý trọng tài video (AVAR) là một trọng tài đang cầm còi hoặc đã nghỉ được chỉ định để hỗ trợ VAR trong VOR. Trách nhiệm của AVAR bao gồm xem diễn biến trực tiếp trên sân trong lúc VAR đang thực hiện "kiểm tra" hoặc "xem xét", ghi chú các sự việc, và liên lạc với đơn vị phát sóng về kết quả xem xét.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trợ_lý_trọng_tài_video http://www.a-league.com.au/article/hyundai-a-leagu... http://www.foxsports.com.au/football/a-league/well... http://www.espn.com/soccer/blog/the-match/60/post/... http://www.espn.com/soccer/world-cup-soccer/story/... http://www.espnfc.com/major-league-soccer/story/31... http://quality.fifa.com/en/VAR/ http://static-3eb8.kxcdn.com/documents/216/VAR_Pro... http://www.marca.com/en/football/spanish-football/... http://www.mlssoccer.com/post/2016/12/10/mls-will-... http://www.oregonlive.com/timbers/index.ssf/2017/0...